Ý nghĩa Cây Ổ Rồng Phong thủy và cách trồng đón Tài Lộc

Cây Ổ Rồng là một trong những cây trồng phong thủy mới lạ được nhiều khách hàng quan tâm hiện nay. Loài cây này mang lại phong thủy khá tốt, giúp gia chủ thu hút may mắn, vượng khí và giữ gìn sự bình yên trong ngôi nhà của bạn. Trong bài viết dưới đây, Trần Văn Toàn sẽ giúp bạn tìm hiểu Ý nghĩa Cây Ổ Rồng Phong thủy và cách trồng đón Tài Lộc?

Ý nghĩa Cây Ổ Rồng Phong thủy

Cây Ổ Rồng là cây gì?

Cây Ổ Rồng (tên tiếng Anh: Platycerium Grande) còn được gọi là Lan Tai Tượng là một giống cây thuộc chi của loài dương xỉ, họ ráng, hình thức sống phụ sinh chủ yếu được sử dụng làm cây cảnh bởi nó mang nhiều giá trị Phong thủy tốt đẹp.

Ngoài ra, cây còn có khả năng chữa một số loại bệnh như tiêu phù, ngứa ngáy, giúp liền xương,… Do đó, dân gian thường ưa chuộng sử dụng loài cây này như một loại thuốc trị mẩn ngứa, chữa ghẻ, ngăn ngừa tình trạng gãy xương hay phù thũng.

Cây Ổ Rồng thích hợp sinh sống ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Nam Á Và Đông Nam Á. Một số nước là nơi ở lý tưởng của các loại cây ổ rồng như Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Malaysia.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của loài cây này tại một số tỉnh thành miền Nam và miền Trung như Gia Lai, Kontum, Bình Phước, Quãng Ngãi, Đồng Nai hay Tây Ninh.

Cây ổ rồng có đặc tính sống bám trên những thân cây gỗ trong các cánh rừng lớn. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là trong khoảng 24 đến 27 độ. Đây cũng là lý do giải thích vì sao chúng không xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc.

Cây ổ rồng thuộc loài dương xỉ phụ sinh nên sở hữu phần lá có hình dáng tương tự như Bổ Cốt Toái về sinh sản cũng như chức năng dinh dưỡng. Đa phần Cây Ổ Rồng được sử dụng để làm cây cảnh trang trí nhưng tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng và thu hái quanh năm.

Cây Ổ Rồng là cây gì

Ý nghĩa Phong thủy cây Ổ Rồng

Cây Ổ Rồng có dáng như một chiếc tổ chim nên có ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của tất cả các thành viên trong gia đình, trong đó mỗi chiếc lá đại diện cho một thành viên trong gia đình. 

Khi những chiếc lá bắt đầu vươn lên phát triển cũng tức là sự nghiệp, cuộc sống của gia chủ cũng ngày càng trở nên sung túc và thịnh vượng. Do đó, loài cây này được ví như biểu tượng của sự may mắn. Khi đặt loại cây này tại đúng vị trí phù hợp mệnh của gia chủ thì sẽ mang đến sự bình yên, tài lộc. 

Trong dân gian lưu truyền cây chính là biểu tượng của loài chim Phượng – loài chim tái sinh từ ngọn lửa. Cũng bởi vì vậy mà loài cây này lại rất hợp đối với những gia chủ mệnh thủy và mệnh hỏa. Những gia chủ thuộc hai mệnh này khi trưng bày loại cây này sẽ nhận được sự thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau như học hành, thi cử, kinh doanh. Về hôn nhân gia đình thì luôn hạnh phúc, an nhiên, con cái ngoan ngoãn.

y nghia phong thuy cay o rong

Công dụng khác cây Ổ Rồng 

Cây Ổ Rồng phong thủy còn được biết đến với vai trò như một loại dược liệu mang lại nhiều hiệu quả vượt trội.

– Trong thời kỳ kháng chiến, Người Ê Đê đã sử dụng loài cây này làm bài thuốc chữa trị gãy xương cho quân nhân. Những tán lá không thể sinh sản sẽ được thu hoạch rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp phần lá giã nát lên trên vết thương hay kết hợp cùng nhiều loại lá khác để chữa trị vết thương. Hỗn hợp lá này giúp vết thương và xương liền nhanh chóng.

– Người dân Campuchia sử dụng lá ổ rồng điều trị các bệnh phù tay và chân.

– Người malaysia thì sử dụng tro cây ổ rồng để chữa trị bệnh lách bị sưng to.

– Không ít người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn cây ổ rồng với cây tổ phượng. Cả hai đều là loài sống phụ sinh nhưng tổ phượng sinh sống và phát triển trên các thân gỗ mục nát hoặc các núi đá.

cong dung khac cay o rong

Cách trồng cây Ổ Rồng

– Tách bào tử cây chính là bước quan trọng vì loài cây này được nhân giống thông qua bào tử. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy rất nhiều bào tử ở mặt dưới của những chiếc lá ổ rồng già. Bạn chỉ cần lấy thanh que mỏng gạt nhẹ nhàng những bào tử này ra khỏi lá.

– Bào tử ngay sau khi được tách cần được trồng xuống đất luôn. Tuy nhiên, bạn cần xử lý đất trước khi làm việc này. Bạn sẽ làm mịn đất và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chúng.

– Bào tử khi được đưa xuống đất, bạn sẽ tưới nước sao cho mặt đất ẩm.

– Dùng nilon bọc lại chậu đất ươm, cần tránh trùm kín gây bí. Chậu ươm cần được để ở nơi thoáng và khô ráo.

– Nên tưới nước mỗi ngày tầm 2 đến 3 lần.

Cây ổ rồng phong thủy không yêu cầu chăm sóc quá kỹ càng hay phức tạp. Bạn chỉ cần thực hiện tuần tự những thao tác dưới đây thì sau 2 – 3 tháng bạn sẽ có cho mình một chậu cây ổ rồng to đẹp để trang trí cho căn nhà của mình. 

– Bạn sẽ tưới nước khi cây ra mầm vào 2 buổi sáng và tối. 

– Sau đó khoảng 1 tháng, bạn sẽ đưa chậu cây ra ngoài trời để cây có thể hấp thụ ánh sáng một cách tốt nhất.

– Cách khoảng 4 – 5 tháng bạn nên bón phân và phun thuốc trừ sâu, cung cấp dinh dưỡng cho cây một lần.

– Cây có đầy đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng thì sẽ sinh trưởng, phát triển tốt trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi trồng.

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về nguồn gốc, công dụng, cách trồng cũng như chăm sóc cây Ổ Rồng phong thủy. Nhìn chung, loài cây mang một vẻ bề ngoài độc đáo cùng nhiều công dụng hữu ích khác nhau mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin này thật sự hữu ích đối với bạn đọc, giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn khi có nhu cầu tìm kiếm các loại cây xanh để trong nhà.