Cây huyết dụ là một loài cây vừa có tác dụng trang trí phong thủy vừa có công dụng như một loài cây chữa bệnh. Tuy nhiên, cần có những hiểu biết căn bản về loại cây này để phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong phong thủy cũng như trong cuộc sống hằng ngày.Trong bài viết dưới đây, Trần Văn Toàn sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ và cách trồng, chăm sóc cây huyết dụ ngay tại nhà. Theo dõi ngay bài viết để không bỏ lỡ những thông tin phong thủy bổ ích này nhé!
Cây huyết dụ là cây gì?
Cây huyết dụ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:
- Huyết dụ lá đỏ.
- Cây long huyết.
- Cây phát dụ.
- Cây thiết dụ.
Huyết dụ là một loại cây thuộc thân gỗ, mảnh có thể được trồng trong chậu làm cây cảnh hoặc trồng ngoài vườn. Khi trồng ngoài vườn cây có thể có chiều cao lên đến 3m. Thân cây luôn mọc thẳng đứng, không bị phân nhánh hay phân đốt như cây cau, cây dừa.
Lá cây huyết dụ mọc tập trung chủ yếu tại phần đỉnh và xếp thẳng hàng thành 2 dãy lá. Lá có hình dáng dài như lưỡi kiếm, chiều dài khoảng 30 – 50cm, chiều rộng 5 – 10cm.
Cây huyết dụ thường được trồng thành các bồn cây ngoài trời hay trồng dọc thành các lối đi ở trường học, công viên, đường phố. Hay trồng trong các chậu cây trang trí cho phòng khách, nội thất không gian làm việc…
Một số công dụng khác của cây huyết dụ có thể kể đến như:
- Chữa sốt xuất huyết.
- Trị kinh nguyệt không đều.
- Trị bệnh trĩ.
- Chảy máu cam.
- Chảy máu dưới da.
- Ho ra máu.
- …..
Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ
Trong phong thủy, người ta tin rằng khi trồng loại cây này trong nhà sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Có tác dụng giữ chân tài lộc, tiền tài cho gia chủ. Không chỉ vật, cây huyết dụ còn giúp xua đuổi các loại tà ma ngoại đạo có ý định tấn công gia đình bạn. Vì vậy hãy mua ngay 1 chậu cây huyết dụ hoặc trồng chúng ngay trong khu vườn của bạn nhé!
5 Loại Cây Cây Huyết Dụ May mắn
Cách trồng cây huyết dụ
Có hai cách để bạn trồng cây huyết dụ ngay tại nhà đó là: giâm cành và gieo hạt. Trong đó thì giâm cành là phương pháp được lựa chọn phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu phương pháp giâm cành cây huyết dụ ngay dưới đây.
1. Cách trồng cây huyết dụ bằng phương pháp giâm cành
Cắt cành nhân giống cây huyết dụ: Cắt một cành cây huyết dụ dài từ cây mẹ ra sau đó cắt nhỏ ra thành từng khúc mỗi khúc dài khoảng một gang tay hoặc dài khoảng 20 – 30 cm. Nên sử dụng dao hoặc loại kéo sắc bén để cắt cành giâm không bị nát, đảm bảo tỷ lệ sống sót cho cây cao hơn. Khi thực hiện phương pháp giâm cành lá cũ sẽ bị rụng. Do đó bạn không nên giữ lại lá mà chỉ nên giữ lại phần thân để giâm là được. Sau khi giâm cành được một thời gian thì cây sẽ ra lá mới trở lại.
Giâm cành: sau khi đã cắt cành thì bắt đầu thực hiện giâm cành vào trong chậu đã chuẩn bị sẵn đất. Sau đó tưới cho cây một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm, giúp cho cây nhanh mọc rễ.
Lưu ý sau khi trồng cây huyết dụ:
– Nên giâm cành ở độ sâu 5 – 6 cm.
– Khi đã giâm cành xong nên thì để cây ở trong bóng râm một thời gian khoảng từ 15 – 20 ngày. Trong thời gian này luôn luôn giữ cho đất ẩm tơi xốp để cây nhanh chóng ra rễ và phát triển nhanh.
– Có thể nhúng trong cành giâm trong dung dịch kích mọc rễ để cây nhanh ra rễ.
Cách trồng cây Huyết Dụ bằng cành thuỷ sinh để bàn
2. Cách chăm sóc cây huyết dụ đúng chuẩn
Trong quá trình nuôi trồng và chăm sóc cây huyết dụ cần lưu ý một vài yếu tố dưới đây:
Yếu tố ánh sáng
Loài cây này đặc biệt thích hợp với những lượng ánh sáng trung bình và cao. Nhiệt độ phù hợp nhất cho cây sinh sôi và phát triển là 15 – 35 độ C. Nếu bạn trồng cây trong nhà với mục đích trang trí phong thủy thì nên thường xuyên mang cây ra ngoài trời để hấp thụ ánh nắng khoảng 2 – 3 lần 1 tuần.
Chế độ nước
Cây huyết dụ không cần quá nhiều nước mà chỉ cần một lượng nước vừa đủ để sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần duy trì độ ẩm cho đất thường xuyên để cây có thể sinh sôi và phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, nếu thấy đất trong tình trạng khô cằn thì bạn cần tưới cho cây một lượng nước vừa phải. Khi bị thiếu nước cây sẽ xuất hiện tình trạng còi cọc, lá cây sẽ héo úa.
Yếu tố sâu bệnh
Cây huyết dụ thường gặp phải một số loại sâu bệnh như: nhện ve, nấm phyllosticta, bọ trĩ. Những loại sâu bệnh này gây ra hiện tượng nấm nhiễm khuẩn, thân cây bị thâm đen và thối rữa… Lúc này gia chủ cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại. Sau đó cạo bỏ đi phần thân bị nấm thâm đen và sâu bệnh để tránh bị lây lan ra cả cây.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cây huyết dụ và ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ mà Trần Văn Toàn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ kể trên, bạn đọc sẽ lựa chọn được cho mình một chậu cây phù hợp và chăm sóc chúng tốt nhất nhé!