Đất TON là gì? Quy định sử dụng đất TON 2023

Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều nền tôn giáo khác nhau và phân bổ đều trên khắp cả nước chứ không tập trung ở một khu vực nhất định. Thế nên đây cũng chính là điều kiện hình thành nên đất cơ sở tôn giáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đất TON là gì? Quy định sử dụng đất TON và trả lời cho câu hỏi có nên mua đất TON hay không? Trần Văn Toàn BDS sẽ giải đáp chi tiết dưới đây:

đất ton là gì

Khái niệm Đất TON

Đất TON là đất cơ sở tôn giáo trên bản đồ địa chính, đóng vai trò quan trọng liên quan đến xã hội – chính trị. Đất cơ sở tôn giáo sẽ bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thành đường, nhà nguyện, tu viện, thiền viện, trụ sở các các tổ chức tôn giáo, trường đào tạo riêng dành cho tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cấp phép hoạt động.

Người sử dụng đất TON chính là các cơ sở tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo sẽ có quyền sử dụng đất hợp pháp thông qua hình thức được chuyển giao từ Nhà nước dựa trên chính sách về tôn giao của UBND cấp tỉnh theo kế hoạch sử dụng đất đai được cấp có thẩm quyền quyết định theo khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2013.

Khái niệm Đất TON

Quy định sử dụng đất TON

Quy định về sở hữu đất đai tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành.

Quy định về Người sử dụng đất theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định:

Người sử dụng đất sẽ được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê, công nhận quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng đất theo theo quy định của Luật Đất đai hiện hành gồm nhiều đối tượng. Trong đó có:

– Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống trên cùng một địa bàn thôn, xã, làng, ấp, bản, buôn, sóc, phum, tổ dân phố và các điểm dân cư có chung dòng họ, chung phong tục tập quán.

– Cơ sở tôn giáo bao gồm chùa, nhà nguyện, nhà hát, thánh đường, tu viện, niệm phật đường, trường đào tạo của cơ sở tôn giáo và các trụ sở khác của tổ chức tôn giáo.

Quy định về Người chịu trách nhiệm với Nhà nước đối với việc sử dụng đất theo Điều 7 Luật Đất đai quy định:

– Người đại diện cho cộng đồng dân cư sẽ là trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư đề cử ra đối với việc sử dụng đất được giao phó, công nhận cho cộng đồng dân cư.

– Người đứng đầu cơ sở tôn giáo với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất được quy định trong điều 181 Luật Đất đai:

– Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai.

– Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo không được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, không được nhận tặng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai quy định Cơ sở tôn giáo, không được nhận tặng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các trường hợp pháp luật không cho phép.

Quy định sử dụng đất TON

Đất TON có lên được thổ cư và mua bán hay không?

Đất TON là đất phi nông nghiệp, rất khó để làm thủ tục xin phép chuyển nhượng sang đất ở. Bởi vì đây là loại đất đã được Nhà nước quy hoạch sử dụng theo mục đích đã định trước đó. Ngoài ra cũng có một số loại đất không thể chuyển sang đất thổ cư vì đó không phải là đất của cá nhân, hộ gia đình. Thay vào đó đất được Nhà nước sử dụng cho mục đích quy hoạch như xây dựng cơ quan, trụ sở, cơ sở ngoại giao, giao thông,…

Đất tôn giáo có được bồi thường không?

Được biết, theo quy định Khoản 4, Điều 5, người sử dụng đất sẽ bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có “Cơ sở tôn giáo: nhà thờ, chùa chiền, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tu viện, trụ sở của tôn giáo và các cơ sở tôn giáo”.

Trong khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai 2013, tổ chức Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng sẽ không có quyền chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê quyền sử dụng đất, đồng thời sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đất tôn giáo có được chuyển nhượng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai 2013 về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất như sau: Tổ chức được Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng sẽ không có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng, cho thuê quyền sử dụng đất. Hoặc trả góp, thế chấp bằng việc sử dụng đất, không được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất.

Cụ thể hơn, các cơ sở tôn giáo khi sử dụng đất sẽ không có quyền cho, tặng, chuyển nhượng. Thế nên có thể kết luận, đất cơ sở tôn giáo là loại đất không thể tiến hành chuyển nhượng hay mua bán. Vậy nên không nên mua đất TON.

Kết lại đất TON là gì?

TON là đất cơ sở tôn giáo trên bản đồ địa chính, đóng vai trò quan trọng liên quan đến xã hội – chính trị. Đất cơ sở tôn giáo sẽ bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thành đường, nhà nguyện, tu viện, thiền viện, trụ sở các các tổ chức tôn giáo, trường đào tạo riêng dành cho tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cấp phép hoạt động.

Trả lời