Đất lưu không là một khái niệm không phải quá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên để hiểu chi tiết hơn về đất lưu không là gì, sử dụng như thế nào cũng như có thể trồng cây, hoạt động buôn bán gì hay không? Hãy cùng tranvantoan.com đi tìm lời giải đáp dưới đây nhé.
Đất lưu không là gì?
Đất lưu không được hiểu nôm na là phần đất trải dọc hai bên lề đường, tính từ mép ngoài của phần đường bộ ra hai bên mà Nhà nước chưa sử dụng đến. Hơn nữa vì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên đất lưu không được tận dụng để xây dựng các công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện,… phục vụ cho đời sống người dân.
Mặt khác, nếu có nhu cầu người dân có thể sử dụng phần đất lưu không đó, tuy nhiên trong trường hợp Nhà nước thu hồi lại để xây dựng công trình thì sẽ không được đền bù tài sản, cũng như giải quyết bất kỳ kiện tụng nào liên quan.
Sử dụng đất lưu thông như thế nào?
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tại các khu vực có nghĩa vụ phát hiện và ngăn chặn các trường hợp xâm chiếm, sử dụng đất lưu không trái phép, đồng thời buộc người dân phải tháo dỡ các công trình đã và đang hoạt động trên phạm vi đất lưu không. Vì đây là phần đất không thuộc quyền sở hữu và sử dụng của người dân, nếu không tuân thủ là trái với quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo như trong Luật Đất đai năm 2013 quy định thì một trong những quy tắc khi sử dụng đất đai đó là tránh làm tổn hại đến lợi ích của người dân nếu như phần đất lưu không đang dùng không làm ảnh hưởng đến công trình công cộng. Nói đơn giản thì người dân có thể tiếp tục sử dụng phần đất lưu không đó tạm thời, tuy nhiên sẽ không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, người dân có thể sử dụng khoảng đất lưu không ngay trước nhà nếu đã được Uỷ Ban Nhân Dân tại khu vực cho phép và hiểu rõ không bồi thường khi thu hồi để xây dựng công trình. Đặc biệt mục đích sử dụng đất lưu không cần được xác định và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Đất lưu không chịu sự quản lý của ai?
Đất lưu không là những khoảng đất trống được quản lý và chịu trách nhiệm bởi các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình do nhà nước quy định. Qua đó khi nhận thấy hành vi xâm chiếm, lấn, hay sử dụng trái phép đất lưu không, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất lưu không nằm tại khu vực đó được toàn quyền quyết định và xử phạt để bảo vệ sự an toàn cho công trình.
Có được trồng cây, buôn bán trên khu vực đất lưu không?
Nếu bạn đang có thắc mắc “Có được trồng cây, buôn bán trên khu vực đất lưu không không?”, câu trả lời sẽ như sau: phần đất lưu không được xem là hành lang đi bộ dành cho người đi bộ, không thuộc quyền sử dụng của bất kỳ người dân nào, do đó nếu nhận thấy có hành vi trồng cây, buôn bán ngay trước nhà của gia đình bạn, hãy báo cáo với cơ quan chức năng địa phương.
Bởi lẽ theo luật Đất Đai hiện hành thì trồng cây, buôn bán trên khu vực đất lưu không chính là hành vi xâm lấn, chiếm đất đồng nghĩa với việc bạn đang vi phạm quy định của pháp luật. Tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, các cơ quan chức năng địa phương có quyền xử phạt đối với hành vi chiếm lấn đất không thuộc sở hữu cá nhân như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
- Đối với doanh nghiệp, tổ chức: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
Mặt khác, nếu hàng xóm của bạn đang có hành vi chiếm đất lưu không để trồng cây hay buôn bán khiến tầm nhìn của mọi người xung quanh bị che khuất thì có thể làm đơn tố cáo về hành vi phạm luật này và gửi lên Ủy ban nhân dân địa phương để được giải quyết.
Xem thêm: Đánh giá dự án căn hộ chung cư An Gia Skyline kèm bảng giá 2019
Lệ phí trước bạ là gì? Thời điểm nộp và đâu là các trường hợp miễn nộp?
Bài viết trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến khái niệm đất lưu không là gì, có nên sử dụng đất lưu thông không cũng như mức phạt tối thiểu khi có hành vi xâm chiếm đất, Tranvantoan.com hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích giúp tránh được tình trạng trái pháp luật nhé.