Việt Nam là một đất nước nổi tiếng trên thế giới với danh sách các danh lam thắng cảnh nhiều vô kể. Đất danh lam thắng cảnh trên bản đồ địa chính được ký hiệu là đất DDL với những quy định sử dụng và bảo tồn nghiêm ngặt được Nhà nước ban hành bắt buộc người dân phải thực hiện. Vậy đất DDL là gì? Quy định sử dụng như thế nào? Có được xây dựng hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất DDL hay không? Cùng BDS Trần Văn Toàn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!
Ký hiệu Đất DDL là gì?
Đất DDL là ký hiệu đất được sử dụng trên bản đồ địa chính Việt Nam nhằm thể hiện phần diện tích có các danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam.
Diện tích đất DDL được quy định là bao gồm:
– Toàn bộ diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình thiên nhiên.
– Diện tích khu vực bán vé, nhà hàng, quán ăn.
– Khu vực vui chơi giải trí trực thuộc khu di tích danh lam thắng cảnh.
– Khu vực giữ xe.
– Các công trình khác phục vụ hoạt động tham quan du lịch thuộc quyền quản lý của khu danh lam thắng cảnh.
Quy định sử dụng DDL
Người dân cần cập thông tin về quy định sử dụng, bảo tồn danh lam thắng cảnh DDL để có cái nhìn toàn diện cũng như cách sử dụng phù hợp, đúng quy định. Nội dung khái quát quy định sử dụng đất như sau:
– Đối với diện tích đất DDL do cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, pháp luật quy định và cấp phép sử dụng danh lam thắng cảnh cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay cộng đồng dân cư đó là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất.
– Với diện tích đất không nằm trong quy định trên thì đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và sử dụng đất có danh lam thắng cảnh là UBND cấp xã nơi có danh lam thắng cảnh đó.
– Đối với phần diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, trái với quy định hay bị xâm lấn bất hợp pháp thì chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất DDL chịu toàn bộ trách nhiệm phát hiện ngăn chặn cũng như kịp thời xử lý.
Tùy vào đối tượng quản lý danh lam thắng cảnh tại khu vực đất mà người quản lý chịu trách nhiệm trên diện tích đất DDL cũng có sự thay đổi theo.
Có được xây dựng trên đất DDL không?
Đất danh lam thắng cảnh DDL là diện tích đất được quy định sử dụng cho mục đích quản lý và bảo tồn nhằm làm đẹp cho đất nước. Các hoạt động xây dựng trên diện tích đất này phải nhằm mục đích bảo tồn theo định hướng ban đầu Nhà nước quy định.
Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm, sử dụng diện tích đất DDL cho mục đích cá nhân như xây dựng nhà ở hay các công trình dân dụng phục vụ nhu cầu cá nhân khác. Để có thể xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng khác, đối tượng sở hữu đất cần xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thành đất ở.
Đất DDL có lên được thổ cư không?
Trong trường hợp, người dân cần sử dụng đất danh lam thắng cảnh vào các mục đích khác như xây dựng nhà ở thì cần xin giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất thổ cư. Tuy nhiên việc xin chuyển đổi cần phù hợp với kế hoạch quy hoạch sử dụng đất tại địa phương và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khi sử dụng đất danh lam thắng cảnh người sử dụng chỉ bị hạn chế trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như khai thác đất để sử dụng cho mục đích làm đồ gốm hay gạch ngói. Ngoài ra, người dân vẫn được thế chấp hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đối tượng khác, chỉ cần đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu quy định của Pháp luật.
Có nên mua đất DDL không?
Với sự phát triển của lĩnh vực Bất động sản trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy loại đất nào cũng chứa đựng tiềm năng khai thác và phát triển vượt trội. Đất DDL có tiềm năng khai thác và sử dụng vào mục đích tham quan du lịch, phục vụ đời sống vật chất của người dân.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán và đầu tư vào đất DDL cần được quan tâm bởi lẽ đây là đất chịu sự quản lý và bảo vệ của Nhà nước. Việc xây dựng các công trình liên quan hay khai thác nhằm mục đích kinh doanh cần đảm bảo phù hợp với quy định sử dụng và bảo quản danh lam thắng cảnh của Nhà nước.
Đừng quên kiểm tra kỹ càng các vấn đề về pháp lý mảnh đất trước khi quyết định xuống tiền đầu tư. Pháp lý về quyền sử dụng và sở hữu đất luôn là vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua. Tránh trường hợp tiền mất tật mang hay mua phải mảnh đất đang xảy ra tranh chấp, kiện tụng hoặc đang dính quy hoạch giải tỏa của Nhà nước.
Kết lại đất DDL là gì?
Đất DDL là đất danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam. Diện tích đất DDL được quy định là bao gồm: Toàn bộ diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình thiên nhiên. Diện tích khu vực bán vé, nhà hàng, quán ăn. Khu vực vui chơi giải trí trực thuộc khu di tích danh lam thắng cảnh. Khu vực giữ xe. Các công trình khác phục vụ hoạt động tham quan du lịch thuộc quyền quản lý của khu danh lam thắng cảnh.