Thông tin cơ bản về Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay

Khi mua bán nhà đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay rất quan trọng, do đó cần phải thực sự lưu ý và thận trọng trong quá trình làm. Hãy cùng tranvantoan.com tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay qua bài viết dưới đây nhé!

 

Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN về hợp đồng đặt cọc. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.

Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo pháp luật hiện hành, xét theo Điều 328 Bộ luật Dân Sự, trong quá trình hoàn thiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bằng viết tay, việc đặt cọc là rất quan trọng và cần cẩn trọng. 

Đặt cọc được hiểu là bên đặt cọc sẽ đưa một số tiền cọc theo thỏa thuận giữa 2 bên cho bên nhận đặt cọc trong suốt thời gian của hợp đồng. Số tiền này là hình thức bảo đảm cho hợp đồng có giá trị và hiệu lực kể từ khi ký kết. đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Một số tài sản có thể dùng để đặt cọc như sau:

  • Tiền
  • Kim khí quý
  • Đá quý
  • Và một số hiện vật có giá trị khác. 
ky ket hop dong dat coc co the dam bao quyen loi cho cac ben
Ký kết hợp đồng đặt cọc có thể đảm bảo quyền lợi cho các bên

Hợp đồng đặt cọc nhà đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Hiện nay ngoài hợp đồng được đánh máy thường thấy, thì vẫn có nhiều trường hợp hợp đồng viết tay, điều này thường chỉ xảy ra giữa những người có quen biết nhau trước đó và tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay Nhà nước cũng có những quy định để hợp pháp hóa các giao dịch này nhưng có sự nới lỏng hơn. 

Hợp đồng bằng viết tay thật sự có giá trị pháp lý kể từ các mốc thời gian dưới đây: 

  • Việc mua bán đất của người dân được hợp thức hóa trước ngày 01/7/2004 vào năm 2007.
  • Việc mua bán đất của người dân được hợp thức hóa trước ngày 03/3/2017 vào năm 2014.
  • Ngoài ra trước ngày 01/7/2014 việc mau bán đất bằng hợp đồng giấy viết tay cũng được nhà nước thông qua.

Một số lưu ý khi mua bán nhà đất viết tay:

  • Xác định, chứng thực các thông tin và nhà đất thật kỹ càng chẳng hạn như nguồn gốc hay thời điểm sử dụng đất.
  • Xem xét Nhà đất đó đã sở hữu những giấy tờ cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hay chưa? Cụ thể: Một số giấy tờ cần thiết mà bạn nên biết như sau:
  • Giấy tờ về Quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tạm thời hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền được tạo từ trước thời gian ngày 18 tháng 12 năm 1980.
  • Tìm hiểu xem nhà đất đó đã thuộc trường hợp được chuyển đổi từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thành loại đất thổ cư hay chưa? Cũng như vấn đề diện tích ít nhất được tách thửa, đồng thời việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo những quy định, luật lệ khác nhau theo mỗi tỉnh, thành phố ra sao?
  • Xác định xem nhà đất có nằm trong kê biên đấu giá hay thế chấp với mục đích thực hiện nghĩa vụ dân sự khác hay không? Hay đất đó có bị tranh chấp hay không?
  • Tìm hiểu thông tin nhà đất có thuộc toàn quyền của người bán không?
  • Khi soạn hợp đồng mua bán nhà đất cần phải có người đứng ra làm chứng và cụ thể, rõ ràng nhất là về quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua.  
  • Nếu giấy tờ mua bán đất được viết tay, mà trong trường hợp người bán đã hoàn tất thủ tục để được chứng thực, chấp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trong thời gian chờ đợi kết quả, lúc này bên người mua phải thương lượng với bên bán về vấn đề sau khi có sổ đỏ có thể đảm bảo thủ tục chuyển nhượng được diễn ra. 
ban can nam ro cac thong tin lien quan den hop dong dat coc mua ban viet tay de han che rui ro
Bạn cần nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán viết tay để hạn chế rủi ro

Hợp đồng mẫu đặt cọc mua bán nhà đất viết tay:

Bên A ( bên đặt cọc):

  • Họ tên bên A
  • Năm sinh bên A
  • Số CMND, ngày cấp bên A
  • Hộ khẩu thường trú bên A

Bên B ( bên nhận đặt cọc)

  • Họ tên bên B
  • Năm sinh bên B
  • Số CMND, ngày cấp bên B
  • Hộ khẩu thường trú bên B

Những điều khoản cần có trong hợp đồng sau khi 2 bên đã thống nhất thỏa thuận:

  • Số tiền đặt cọc mà bên A phải giao cho bên B. Khi 2 bên làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán Nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền, số tiền này sau khi bán sẽ được trừ thẳng vào số tiền mua nhà đất.
  • Lý do đặt cọc.
  • Thời hạn đặt cọc.
  • Hợp đồng sẽ được làm thành 2 bản chính giống nhau và giao cho mỗi bên giữ 1 bản.
  • Chữ ký của cả 2 bên.
nhung thong tin dau tien tren hop dong mau ban co the tham khao
Những thông tin đầu tiên trên hợp đồng mẫu bạn có thể tham khảo

Xem thêm: Biệt thự song lập là gì? Có nên đầu tư vào biệt thự song lập?

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2020

Qua bài viết trên đây, tranvantoan.com hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay thật sự hữu ích nhé!

Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN về hợp đồng đặt cọc. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.

Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH

 

Trả lời