Phong thủy giếng nước và những kiêng kỵ vị trí giếng nước

Phong thủy giếng nước quan trọng thế nào? Phải kiêng kỵ những gì nếu phải khoan giếng hoặc có giếng ở trước nhà? đó là những băn khoăn đầu tiên của những người đang có giếng nước trong nhà hay đang có ý định xây giếng đúng không. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này, vậy hãy để Kiến thức bất động sản giải đáp chúng trong bài viết dưới đây nhé!

Phong thủy giếng nước

Tầm quan của giếng nước trong phong thủy

Giếng nước là hình ảnh rất thân thuộc với người dân Việt Nam, nhất là những khu vực nông thôn, được dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho mọi người. Giếng nước thường được phân thành 3 loại sau:

  • Giếng Làng: Là giếng chung của một Làng, một thôn, một xóm.
  • Giếng khơi: Là giếng của một gia đình, tự đào, tự làm.
  • Giếng khoan: Là giếng được khoan sâu vào trong lòng đất.

Việc có giếng nước trong nhà không chỉ giúp cung cấp nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy trong ngôi nhà, sức khỏe và sự nghiệp của gia chủ. Nếu đặt giếng đúng vị trí có thể giúp gia đình thuận hòa, bình an, làm ăn phát đạt. Ngược lại nếu giếng đặt sai có thể gặp nhiều vận xui không mong muốn. Vậy nên việc xác định vị trí đặt giếng là cần thiết và rất quan trọng.

tam quan trong cua gieng nuoc trong phong thuy

Những điều kiêng kỵ về giếng nước

Khi xác định vị trí giếng nước, theo phong thủy người ta sẽ xác định dựa trên 2 yếu tố chính là:

Long mạch: để xác định được long mạch phải nhờ đến những thầy phong thủy có tay nghề cao vì không phải ai cũng tìm ra Long mạch và phân biệt được chân long với ngụy long.

 – Thủy khẩu: có nghĩa là cửa sông, nơi dòng nước bắt đầu chảy vào, phải xác định được vị trí này mới có thể khoan giếng được.

Việc chọn nơi khoan giếng phải được xem xét một cách kĩ càng và tuân theo một số quy tắc nhất định dưới đây:

nhung dieu kien ky trong gieng nuoc

1. Không đặt giếng ở đối diện cửa bếp

Điều đầu tiên cần lưu ý trong phong thủy giếng nước là không đặt giếng ở cửa bếp. Vì giếng nước mang mệnh thủy thuộc tính âm nghịch hoàn toàn với nhà bếp mang mệnh hỏa thuộc tính dương. Sự xung khắc này gây nên nhiều hệ lụy, nam nữ dâm loạn và dễ mắc các bệnh về mắt và tim mạch,…

Đồng thời việc để giếng gần cửa bếp không hợp vệ sinh, những chất thải từ bếp có ngấm vào nước dễ gây ô nhiễm nguồn nước, không đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.

2. Không đặt giếng ở phương tọa ngôi nhà

Phương tọa là vị trí chính giữa đằng sau nhà. Căn nhà có vượng khí chiều vào phương tọa và đồng thời dựa vào núi đồi hoặc nhà hàng xóm phía sau là ngôi nhà tốt, người trong gia đình sẽ luôn được bình an, mạnh khỏe.

Việc đặt giếng ở đây khiến cho vương khí chiếu vào bị rơi hết xuống giếng căn nhà không được hưởng phúc khí sẽ dẫn đến người nhà dễ đau ốm, bệnh tật, làm ăn không lên được.

3. Phong thủy giếng nước trước nhà

Vị trí đúng theo phong thủy giếng nước là hướng trái của căn nhà vì nơi đây là hướng Thanh long thuộc hành Thủy. Nên đặt giếng nước theo hướng này sẽ may mắn, còn vị trí trước nhà thì không nên dễ gặp chuyện xui rủi bất ngờ.

gieng truoc cua nha

Cách chọn vị trí đặt giếng đúng nhất 

1. Phương pháp truyền thống

Sau khi đã biết được các vị trí nên đặt giếng và những kiêng kỵ trong phong thủy, việc tiếp theo là đi tìm nguồn nước để khoan. Cách thường được dùng nhất là dùng một tấm nilon không màu, vào khoảng độ 21 giờ phủ lên những nơi bạn đã chọn (nên chọn ít nhất 3 đến 5 vị trí). Đến sáng mai 5 giờ đến những vị trí đó kiểm tra xem tấm nilon có phủ một lớp nước mờ không. Việc này sẽ được duy trì trong 3 ngày và nơi có độ phủ hơi nước nhiều nhất sẽ là mạch nước cần khoan.

2. Phương pháp sử dụng địa bức xạ 

Ngày nay khi xã hội phát triển hơn việc cho ra đời những phương pháp địa lý giúp tìm ra mạch nước một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn so với cách truyền thống.

Khi dùng địa bức xạ tìm kiếm mạch nước sẽ các thông số sẽ được hiển thị rõ ràng như sau:

  • Vị trí có nước.
  • Chiều sâu gặp nước.
  • Chiều sâu kết thúc mạch nước (đới chứa nước).
  • Số mạch nước phân bố theo chiều thẳng đứng và theo diện.
  • Dự báo lưu lượng.
  • Hướng của dòng chảy ngầm.
  • Nguồn bổ cập và miền thoát của dòng ngầm.
  • Sự liên thông giữa các mạch nước ngầm với nhau.

3. Phương pháp đũa cảm xạ 

Phương pháp cuối cùng được áp dụng là đũa cảm xạ. Đũa sẽ có hình dạng chữ L thường là thanh kim loại không gỉ. Cách sử dụng dụng cụ này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt 2 cây đũa song song nhau, tay giữ chặt phần ngắn hơn của đôi đũa và đi xung quanh các khu vực đã chọn để xác định mạch nước

Nếu ở những khu vực đố có mạch nước đôi đũa sẽ chuyển động chạm vào nhau, còn không thì đó là nơi không có mạch nước hoặc có thì cũng rất yếu.  

cach chon vi tri dat gieng

Cách lấp giếng cũ đúng phong thủy

Hiện nay vì đất chật người đông chúng ta bị hạn chế về diện tích nhiều, nên đôi khi giếng nước bị đặt không đúng phong thủy với ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo các cách lấp giếng sau nếu bị rơi vào trường hợp đó nhé.

1. Đối với giếng khoan

 – Dùng xi măng pha nước  và cát trộn thành vữa. Sau đó đổ vữa xuống đến khi ấp đầy giếng và đậy miệng giếng lại.

– Tương tự dùng đất sét bột và vo thành viên, đổ xuống giếng đến khi đầy và đậy miệng lại.

2. Đối với giếng đào 

– Cắm một ống nước bằng nhựa xuống đến đáy giếng, phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm.

– Đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước.

– Sau đó đổ một lớp cát dày, rồi đổ một lớp đất sét.

– Rải một lớp than hoạt tính lên trên, dày khoảng 10cm.

cach lap gieng cu dung phong thuy

Kết lại về phong thủy giếng nước

Trong Phong thủy giếng nước cần chú ý những điều sau: không đặt đối diện cửa bếp và ở phương tọa ngôi nhà, nên đặt ở hướng trái của căn nhà vì nơi đây là hướng Thanh long thuộc hành Thủy.