Đất TIN là loại đất có mục đích sử hết sức đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển không gian văn hóa tín ngưỡng của nước ta. Vậy đất TIN là gì? Quy định sử dụng đất tín ngưỡng mới nhất hiện nay ra sao? Hãy cùng BDS Trần Văn Toàn tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Khái niệm Đất TIN là gì?
Đất TIN là đất dùng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình tín ngưỡng. Các công trình tín ngưỡng xây dựng trên đất TIN như: Từ đường, am, đình miếu,… Tất cả các công trình này cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng, đồng thời phải có giá trị về mặt tâm linh.
Các nước phương Đông trong đó có cả Việt Nam, vấn đề tín ngưỡng tâm linh thường rất được xem trọng. Chính vì vậy những vùng đất tôn giáo thường sẽ rất được chú trọng bảo vệ nghiêm ngặt. Việc xây dựng công trình tín ngưỡng có liên quan mật thiết đến xã hội – chính trị của nước ta. Thế nên nhà nước đã ban hành khá nhiều quy định về việc bảo vệ và giám sát chặt chẽ nhóm đất này.
Quy định sử dụng đất TIN
Đất TIN có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn văn hoá tâm linh. Thế nên quy định về các đơn vị quản lý, đối tượng sử dụng tương đối chặt chẽ.
1. Quy định về đối tượng sử dụng đất TIN
Đối tượng được sử dụng đất TIN là người được Nhà nước cho thuê và cấp quyền sử dụng đất, nhận được chuyển nhượng quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:
– Các trường đào tạo tín ngưỡng, các cấp lãnh đạo các đạo, cơ sở tín ngưỡng của địa phương.
– Tổ chức, cơ sở được Nhà nước chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở tín ngưỡng.
– Người đại diện cho một tín ngưỡng được nhà nước công nhận, có nhu cầu mở miếu, đền, phục vụ cho việc thờ cúng.
2. Quy định về quản lý đất và chủ sở hữu
Đất TIN thuộc loại đất quan trọng, thế nên quá trình phân chia và sử dụng phải dưới sự giám sát của các cơ quan, ban ngành. Việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng quyền hạn để chiếm hữu hay cắt xén đất.
– Chủ đất: là nhà nước với nghĩa vụ quản lý đất đai mã số thuế. Nhà nước có quyền trao lại đất cho các tổ chức, cá nhân để các đối tượng được phép sử dụng diện tích đất này.
– Chủ thể quản lý: là người chịu trách nhiệm quản lý của Nhà nước. Thông thường sẽ là người đứng đầu các đình, miếu, cơ sở tôn giáo, trường đào tạo tôn giáo,… Đồng hành với đó là UBND các cấp, các ban ngành hỗ trợ trong việc hoạch định chính sách quản lý đất đai và mã số thuế.
3. Quy định về mã số thuế đối đối với mục đích sử dụng
Như thông tin phía trên, những tổ chức, cá nhân được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất TIN chỉ được phép xây dựng đúng với mục đích đề ra trước đó. Các công trình không đúng quy định sẽ bị cấm hoặc cưỡng chế tháo gỡ và phạt theo quy định.
Trước khi tiến hành xây dựng bất kỳ dự án nào, chủ sở hữu phải trình bày giấy khai báo, giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng cần phải dưới sự giám sát của các cấp chính quyền để đảm bảo đúng với mục đích và tiến độ đã đề ra ban đầu.
Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng?
Vì là thuộc nhóm đất phi nông nghiệp nên đất TIN rất khó để xin chuyển đổi thành đất thổ cư. Đất TIN là loại đất được nhà nước quy hoạch kế hoạch mục đích sử dụng rõ ràng là dùng để xây dựng các công trình tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, đất TIN thuộc quyền quản lý của nhà nước nên chủ thể quản lý không được mua bán hay chuyển nhượng nếu không có sự đồng ý và cho phép của Nhà nước.
Có được xây dựng trên đất TIN không?
Điều 125 Luật Đất đai, đất TIN là đất thuộc nhóm sử dụng lâu dài và ổn định. Chính vì vậy người sử dụng có quyền sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, vốn thuộc đất công, nên Nhà nước có thể thu hồi trong các trường hợp:
– Người sử dụng tự ý thay đổi mục đích sử dụng mà không báo trước với cơ quan có thẩm quyền.
– Cần sử dụng đất TIN để phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng.
– Có kế hoạch sử dụng đất mới.
Người sử dụng hoàn toàn có thể xây dựng, sửa chữa, thay đổi kết cấu hay mở rộng công trình trên đất TIN. Tuy nhiên việc xây dựng cần phù hợp với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó cần phải xin giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hợp thức hóa quá trình xây dựng và mở rộng.
Đất tín ngưỡng có được bồi thường không?
Quyền sử dụng đất TIN bị hạn chế: Không có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đồng thời sẽ không được bồi thường về đất khi bị Nhà nước thu hồi lại.
Kết lại đất TIN là gì?
Đất TIN là đất xây dựng các công trình tín ngưỡng như: Từ đường, am, đình miếu,… Tất cả các công trình này cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng, đồng thời phải có giá trị về mặt tâm linh. Người dân không có quyền chuyển nhượng, mua bán hay cho thuê đất TIN và khi thu hồi sẽ không có cá nhân nào nhận được bồi thường/