Đất RPH là gì? Đất rừng phòng hộ có mua bán được không 2023

Bạn đang có ý định mua đất hay xem trên bản đồ địa chính thấy ký hiệu đất PRH nhưng chưa biết RPH là ký hiệu của loại đất nào? Trong bài viết này BDS Trần Văn Toàn sẽ giải thích chi tiết đất RPH là gì? Quy định về RPH và có nên mua đất rừng phòng hộ hay không?

Đất RPH là gì

Ký hiệu Đất RPH là gì?

Đất RPH là đất rừng phòng hộ (R – Rừng, P – Phòng, H – Hộ) được sử dụng với mục đích: Bảo vệ đất, Bảo vệ nguồn nước, Ngăn chặn các hiện tượng như sạt lở, xói mòn, lũ lụt, Ngăn ngừa tình trạng sa mạc hóa, Hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, Góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường tự nhiên, Đảm bảo quốc phòng an ninh, kết hợp cùng các khu du lịch sinh thái xanh, phục vụ cho hoạt động vui chơi, nghiên cứu, Cung ứng các dịch vụ về môi trường và thiên nhiên khác.

Với những mục đích như trên đất Rừng phòng hộ được chia thành 4 nhóm chính như sau:

– Đất RPH đầu nguồn.

– Đất RPH chắn gió, chắn cát bay.

– Đất RPH chắn sóng, lấn biển.

– Đất RPH bảo vệ môi trường sinh thái.

ky hieu dat rph la gi

Quy định về đất rừng phòng hộ

Những quy định về việc sử dụng đất RPH mà bạn cần lưu ý như sau:

– Nhà nước giao Đất RPH cho các cá nhân, tổ chức quản lý rừng để quản lý, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng và bảo vệ rừng theo kế hoạch sử dụng.

– Tổ chức hoạt động quản lý giao đất RPH cho các cá nhân, hộ gia đình đã và đang sinh sống tại đó để bảo vệ và phát triển rừng.

– Các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu hay khả năng tài chính để bảo vệ, phát triển diện tích rừng và đang sinh sống trong không gian rừng phòng hộ sẽ được Nhà nước giao RPH để bảo hộ, phát triển rừng và được kết hợp cùng kế hoạch sử dụng và phát triển rừng.

– UBND cấp tỉnh phê duyệt cho các tổ chức kinh tế thuê đất RPH thuộc khu vực để kết hợp cùng hoạt động kinh doanh cải quan, hệ thống du lịch sinh thái, tạo nên môi trường thiên nhiên bên dưới tán lá cây.

– Cá nhân, tổ chức được nhà nước giao RPH theo quy định có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo đúng Luật bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng.

quy dinh su dung dat rph

1. Có được xây dựng trên đất RPH không?

Pháp luật Việt Nam có quy định chỉ có nhóm đất thổ cư là được cấp phép xây dựng nhà cửa và các công trình dân dụng phục vụ đời sống người dân như vườn tược, ao chuồng,… Đất RPH không thuộc nhóm đất thổ cư do đó, không được phép xây dựng nhà cửa hay các công trình dân dụng nào khác.

2. Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không?

Đất Rừng phòng hộ chỉ có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp mà không được chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy không thể chuyển đổi đất RPH sang đất thổ cư mà chỉ có thể chuyển đổi thành loại đất phi nông nghiệp và sử dụng với mục đích khác.

Các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao cho diện tích đất ở và đất sản xuất trong khu vực đất Rừng phòng hộ chỉ được phép chuyển nhượng, mua bán hay cho tặng quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực RPH này.

3. Đất rừng phòng hộ có mua bán được không?

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

dat rung phong ho co mua ban duoc khong

4. Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?

Đất rừng phòng hộ được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99, Luật Đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.

Việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.

5. Giá đền bù đất RPH

Các trường hợp người dân được hỗ trợ tiền đền bù đất Rừng phòng hộ khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh bao gồm: 

– Các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất RPH và có thu tiền sử dụng đất thì sẽ được hoàn lại số tiền sử dụng đất ban đầu nhà nước đã thu. 

– Cá nhân, hộ gia đình chứng minh được các khoản chi phí đầu tư mà mình đã sử dụng để làm màu mỡ đất, cải thiện tình trạng đất, giúp đất ở trong tình trạng tốt hơn khi bàn giao lại cho Nhà nước. 

Về giá đền bù đất sẽ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dựa trên giá trị đất đai khi thu hồi. 

Có nên mua đất rừng phòng hộ?

Như đã đề cập ở trên, đất rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét hay hiện tượng sa mạc hóa, hạn chế tình trạng thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng,…Đây là loại đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên Pháp luật có đưa ra một vài hạn chế nhất định trong việc chuyển nhượng, hoặc trao tặng quyền sử dụng. 

Tuy nhiên, người dân chỉ có thể chuyển quyền sử dụng, tặng cho quyền sử dụng đất cho các cá nhân hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ. 

Như vậy có thể thấy, đất rừng phòng hộ là một trong những lựa chọn đầu tư không quá an toàn, bởi lẽ loại đất này vướng phải rất nhiều quy định và yêu cầu pháp lý rắc rối. 

Tóm lại Đất RPH là gì?

Đất RPH là đất rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích bảo vệ nguồn đất, nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phòng chống các loại thiên tai. Rừng phòng hộ không thể chuyển đổi sang đất thổ cư, chỉ có thể chuyển đổi thành loại đất phi nông nghiệp và sử dụng với mục đích khác. Đất RPH chỉ được chuyển nhượng, mua bán hay cho tặng quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực RPH này. Chính vì vậy, nếu không phải là người dân trong vùng thì không nên mua đất RPH.

Trả lời