Đất RDD là gì? Quy định sử dụng đất Rừng đặc dụng 2023

Việt Nam là một đất nước có diện tích che phủ rừng đến 42%, đây cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng bảo vệ và ngăn chặn tình trạng sạt lở, chống xói mòn đất. Có thể thấy Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và quan trọng đối với nước ta. Vậy đất RDD là gìNếu bạn cũng đang có chung thắc mắc về loại đất từng RDD này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây từ BDS Trần Văn Toàn.

Đất RDD là gì

Ký hiệu Đất RDD là gì?

Đất RDD là ký hiệu đất Rừng đặc dụng (R – Rừng, D – Đặc, D – Dụng) thuộc nhóm đất nông nghiệp trên bản đồ địa chính Việt Nam.

Đất rừng đặc dụng được xác lập dựa theo quy định của bộ Luật Bảo vệ & Phát triển diện tích rừng. Rừng đặc dụng mang giá trị đặc biệt trong việc bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn sen của các loại sinh vật rừng; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh; phục vụ các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi kết hợp bảo vệ và phòng hộ rừng.

ký hiệu Đất RDD là gì

Rừng đặc dụng bao gồm những loại rừng nào?

Đất rừng đặc dụng RDD được phân chia thành các loại dưới đây:

1. Vườn quốc gia

Vườn quốc gia là rừng đặc dụng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia có chức năng chung như các loại rừng đặc dụng là bảo tồn và dự trữ nguồn tài nguyên rừng tự nhiên; Khu bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm; bảo vệ cảnh quan rừng già, rừng nguyên sinh.

2. Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn rừng đặc dụng bao gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn các loài – sinh cảnh. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh là khu vực sở hữu hệ sinh thái đất rừng hay toàn bộ hệ sinh thái đất rừng ngập nước, hệ sinh thái biển. Bên cạnh các chức năng chung của các khu rừng đặc dụng, loại đất RDD này được xác lập nhằm mục đích bảo tồn bền vững các loài động thực vật, sinh vật quý hiếm, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng theo quy định của Nhà nước và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là đất nước thành viên.

3. Khu bảo vệ cảnh quan

Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh. Khu rừng bảo vệ cảnh quan có một phần diện tích đất ngập trong nước, biển. Ngoài các chức năng của đất RDD thông thường, khu bảo vệ cảnh quan còn được xác lập nhằm mục đích bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.

4. Khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

Các khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học là các khu rừng có một phần diện tích ngập trong nước, biển được xác định để nghiên cứu và thực nghiệm các hoạt động khoa học, nghiên cứu và phát triển các công nghệ & đào tạo.

Khu rừng sở hữu các di tích lịch sử văn hóa cùng nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hay giá trị bảo vệ môi trường. Khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học có tác dụng phục vụ hoạt động tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí và nghiên cứu khoa học.

Dựa vào các đặc điểm sinh thái cũng như chức năng hoạt động cụ thể của từng khu vực trong rừng mà rừng được chia thành nhiều khu vực khác nhau như:

– Khu vực vùng lõi hay khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

– Khu vực phục hồi sinh thái

– Khu vực hành chính, dịch vụ.

Có được xây dựng trên đất RDD không?

Đất rừng RDD được quy định mục đích sử dụng vào việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng chuyên dụng cần được bảo tồn. Do đó, chỉ được cấp phép xây dựng các khu thực nghiệm, nghiên cứu nhằm mục đích bảo vệ và bảo tồn rừng.

Các hoạt động xây dựng nhà ở, công trình dân dụng phục vụ nhu cầu cá nhân là vi phạm pháp luật và bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có được xây dựng trên đất RDD không

Quy định về chuyển nhượng đất RDD

Nhà nước quy định rằng bất kể cá nhân hay hộ gia đình đều không có quyền được nhận đất rừng đặc dụng RDD. Người dân không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán đất nông nghiệp, phi nông nghiệp trong phạm vi diện tích đất rừng đặc dụng.

Điều kiện để thực hiện các hoạt động chuyển nhượng là phải có hộ khẩu và sinh sống trong khu vực đất RDD.

Ngoài ra, khi đang sinh sống trong phạm vi khu vực đất RDD cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định Nhà nước ban hành. Không được phép mua bán, tặng hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất RDD cho bất kỳ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc khai thác tài nguyên rừng kể cả trong phạm vi đất ở của mình.

quy dinh chuyen nhuong dat rdd

Kết lại đất RDD là gì?

Đất RDD là đất rừng đặc dụng thuộc nhóm đất nông nghiệp được sử dụng với được quy định mục đích sử dụng vào việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng chuyên dụng cần được bảo tồn. Do đó, chỉ được cấp phép xây dựng các khu thực nghiệm, nghiên cứu nhằm mục đích bảo vệ và bảo tồn rừng. Các hoạt động xây dựng nhà ở, công trình dân dụng phục vụ nhu cầu cá nhân là vi phạm pháp luật và bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trả lời