Việt nam là một đất nước có bề dày lịch sử – văn hóa nổi tiếng với hàng ngàn công trình di tích lịch sử văn hóa trải dài khắp đất nước. Trên bản đồ địa chính Việt Nam, ký hiệu đất DDT đại diện cho đất di tích lịch sử văn hóa với mục đích sử dụng khác nhau. Vậy đất DDT là gì? Quy định sử dụng và bảo quản đất DDT như thế nào? Tất cả sẽ được BDS Trần Văn Toàn giải đáp chi tiết dưới đây:
Ký hiệu Đất DDT là gì?
DDT là ký hiệu cho loại đất có di tích lịch sử văn hóa trên bản đồ địa chính Việt Nam, bao gồm tất cả các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có mặt trên diện tích đất.
Đất DDT bao gồm diện tích mặt nước, diện tích khu vực bán đồ lưu niệm, nhà nghỉ, khách sạn, vườn cây, khu vực bán vé thuộc khu di tích lịch sử văn hóa hay danh lam thắng cảnh đó.
Để được công nhận trở thành di tích lịch sử văn hóa, khu vực đất có công trình văn hóa phải được Nhà nước hay UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xếp hạng hoặc đưa vào danh sách cần được bảo tồn.
Đất di tích lịch sử văn hóa không bao gồm diện tích đất có di tích lịch sử văn hóa nhưng lại được sử dụng thành đất ở, đất rừng đặc dụng, khu vực cơ sở tôn giáo tín ngưỡng hay các loại đất phi nông nghiệp khác.
Quy định sử dụng và bảo vệ đất DDT
Các cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý diện tích đất di tích lịch sử văn hóa DDT cần đảm bảo thực hiện tốt những quy định sau:
– Đối với diện tích đất DDT được quản lý trực tiếp bởi các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hay tổ chức sẽ được Pháp luật quy định cấp phép về quyền sử dụng đất và di sản văn hóa cho chính cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và tổ chức đó chịu trách nhiệm chính.
– Đối với diện tích đất không thuộc những quy định nêu trên thì UBND cấp xã nơi có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng diện tích đất theo đúng quy định.
– Khi đất bị xâm phạm, lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích và trái với pháp luật thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất DDT chịu trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời.
Đất DDT có lên thổ cư không?
Đất DDT được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên đất ở nhưng phải được Nhà nước, cơ quan quản lý di tích lịch sử văn hóa thông qua. Nếu tự ý chuyển đổi và sử dụng đất trái quy định nhà nước ban hành, người sử dụng đất sẽ chịu các hình phạt theo quy định hiện hành và mức độ vi phạm.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên đất ở cũng cần đảm bảo phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai được Nhà nước phê duyệt.
Có được mua bán đất DDT không?
Để thực hiện việc mua bán đất DDT người dân cần xác định chính xác quyền sở hữu diện tích đất DDT như sau:
– Đất DDT do cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đang sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà ở và các tài sản khác trên đất được cấp cho các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đó.
– Trong trường hợp đất DDT là một khu vực tập trung nhiều người sử dụng đất với nhiều loại đất khác nhau thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng cá nhân, từng loại đất có trong khu vực đó.
Việc mua bán đất DDT là hoàn toàn hợp pháp và được Pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, cả hai bên mua và bán cần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về việc sử dụng và bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa.
Bên cạnh đó, người sở hữu và sử dụng đất DDT cũng được phép thế chấp quyền sử dụng đất chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ pháp lý khu đất.
Có được kinh doanh trên đất DDT không?
Các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh được phép kinh doanh trên diện tích đất có di tích lịch sử văn hóa nếu được sự cho phép, đồng thuận từ cơ quan nhà nước quản lý di tích. Một số loại hình kinh doanh mà bạn có thể tham khảo như:
– Nhà hàng, khách sạn.
– Cửa hàng bán đồ lưu niệm.
– Các công trình tham quan khu di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh…
Quan trọng là khu di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh này phải được Nhà nước hoặc UBND cấp tỉnh, thành phố Trung ương đưa ra quyết định bảo tồn và phát triển.
Kết lại đất DDT là gì?
Đất DDT là đất có di tích lịch sử văn hóa trên bản đồ địa chính Việt Nam, bao gồm tất cả các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có mặt trên diện tích đất. Đất DDT bao gồm diện tích mặt nước, diện tích khu vực bán đồ lưu niệm, nhà nghỉ, khách sạn, vườn cây, khu vực bán vé thuộc khu di tích lịch sử văn hóa hay danh lam thắng cảnh đó.