Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không là thắc mắc của rất nhiều người trong thời gian gần đây khi cần thực hiện các giao dịch đặt cọc mua bán nhà ở, căn hộ… Để hiểu chi tiết hơn về câu hỏi mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của tranvantoan.com nhé.
Hợp đồng đặt cọc là gì?
Hợp đồng đặt cọc là một bản tài liệu chứng nhận một khoản tiền hoặc vật có giá trị như kim loại quý, đá quý, vàng… đã được bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc thường được dùng trong trường hợp mua bán, cho thuê đất đai, nhà ở, căn hộ, chung cư…
Sau khi thời hạn đặt cọc kết thúc, phần tài sản đã đặt cọc sẽ được hoàn lại cho người đặt cọc hoặc trừ vào số tiền cần trả đối với bên nhận đặt cọc. Trường hợp một trong hai bên hủy hợp đồng đặt cọc thì phải có nghĩa vụ đền bù hoặc trả lại tài sản đặt cọc.
Cụ thể, nếu bên đặt cọc chấm dứt hợp đồng giao kết, tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc hủy hợp đồng giao kết, thì phải hoàn lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền đền bù cho bên đặt cọc.
Nội dung hợp đồng đặt cọc thường gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân bên bán và bên mua
- Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên đối với hợp đồng, tài sản đặt cọc
- Tài sản đặt cọc có giá trị, thường là tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Thời hạn đặt cọc
- Ghi rõ các khoản thuế phí mà bên bán và bên mua phải chịu.
- Các khoản ràng buộc liên quan giữa các bên (nếu có).
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Nói một cách đơn giản hợp đồng đặt cọc được xem là một loại hợp đồng ban đầu trước khi đảm bảo một hợp đồng chính thức khác được thực hiện. Trên thực tế, mặc dù nhà nước không đưa ra quy định bắt buộc công chứng hợp đồng đặt cọc, nhưng để chắc chắn về tính pháp lý thì việc công chứng hợp đồng đặt cọc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nếu chẳng may xảy ra tranh chấp.
Hồ sơ công chứng gồm những gì?
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc (theo mẫu)
- Bản hợp đồng đặt cọc
- Bản sao CMND người đi công chứng
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà ở,… Hoặc bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng được pháp luật quy định. Lưu ý, bạn cần đem theo bản gốc các giấy tờ trên để đối chiếu.
Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Các hồ sơ có liên quan đến hợp đồng đặt cọc sẽ được nộp tại Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng ở nơi bạn sinh sống trong giờ hành chính.
- Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ bạn nộp, công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu thiếu hồ sơ và cần bổ sung, bạn sẽ được hướng dẫn cách bổ sung. Còn đối với trường hợp hồ sơ không phù hợp với quy định pháp luật, công chứng viên sẽ từ chối và giải thích lý do.
- Bước 3: Ký chứng nhận
Bạn cần xuất trình bản gốc của các giấy tờ bắt buộc theo quy định. Lúc này công chứng viên sẽ đối chiếu, ký vào từng trang của hồ sơ và chuyển tới bộ phận thu phí.
- Bước 4: Nhận kết quả công chứng
Cuối cùng, bạn cần thanh toán các khoản phí, thù lao công chứng theo quy định nhà nước cho bộ phận thu phí của Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng. Đồng thời nhận lại hồ sơ hợp đồng đặt cọc đã được công chứng.
Khi nào thì hợp đồng đặt cọc mất hiệu lực?
- Người tham gia hợp đồng đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự, hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự như người bệnh liên quan đến thần kinh, trẻ em vị thành niên…
- Bên tham gia ký hợp đồng đặt cọc bị cưỡng ép, lừa dối…
- Tài sản được đặt cọc nằm trong danh sách bị nhà nước cấm lưu thông mua bán hoặc nội dung giao dịch không phù hợp với quy định pháp luật, trái đạo đức xã hội
- Giao dịch đặt cọc chỉ được thỏa thuận bằng miệng, không thông qua văn bản nào.
Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì? Khi nào nên dùng công chứng vi bằng?
Đất thương mại dịch vụ là gì? Đất thương mại có được cấp sổ đỏ?
Thông qua bài viết trên đây của Tranvantoan.com, có lẽ bạn đã có được lời giải chi tiết cho thắc mắc hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không cũng như hồ sơ, các bước thực hiện công chứng rồi nhé.