Ý nghĩa phong thủy cây hoa dẻ là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm hiện nay. Phong thủy còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống được nhiều gia chủ đặc biệt coi trọng khi xây dựng và trang trí nhà cửa.Trong bài viết dưới đây, Trần Văn Toàn sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ và các lựa chọn bài trí cây hoa dẻ phù hợp với gia chủ nhất! Theo dõi ngay bài viết để không bỏ lỡ những thông tin phong thủy bổ ích này nhé!
Cây hoa dẻ là gì?
Cây hoa dẻ là loại cây thân gỗ lớn thuộc họ na với tên khoa học là Desmos chinensis Lour, còn có các tên địa phương khác như hoa dẻ thơm, chập chại, nồi côi…Cây hoa dẻ có thể được tìm thấy dễ dàng ở các vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ Bắc đến Nam như Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đồng Nai. Ngoài ra cây còn mọc khắp các khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Dù trước đây cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Nhưng ngày nay cây đã được trồng rộng rãi ở các công trình công cộng như công viên, ven đường vì cây dễ trồng có bộ tán lá rộng có thể làm cây che bóng mát và có mùi hương rất dễ chịu.
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ
1. Ý nghĩa phong thủy
Từ xưa hình ảnh hoa dẻ được tượng trưng cho sự viên mãn trong gia đình và sự chân thành của người phụ nữ. Ở một số nơi hoa dẻ được trưng bày trên bàn tiệc cưới nhằm chúc phúc cho cô dâu và chú rể có được một cuộc sống êm ấm vui vẻ. Việc trồng cây hoa dẻ trong nhà thể hiện mong muốn gia đình hòa thuận, hạnh phúc trọn vẹn.
2. Công dụng của cây hoa dẻ
– Cây hoa dẻ có thân to có những cây có thể cao đến 20m, cây có nhiều cành và tán lá rộng nên được trồng để che bóng mát là chính, thanh lọc không khí xung quanh làm không gian thoáng mát. Hoa dẻ mang mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái, bớt mệt mỏi.
– Các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng để chữa bệnh. Thân và cành cây thường được sắt nhỏ phơi khô. Có thể để dùng riêng hoặc kết hợp cùng cây Bòn Bọt, để chữa các vết thương bị bỏng hoặc lở loét.
– Rễ và lá cây có thể dùng để trị các bệnh lý về tiểu đường, tiêu chảy, đau dạ dày.
– Hoa của cây có thể thu hái khi mới nở, được đem phơi hoặc sấy nhẹ để đảm bảo mùi hương, có tác dụng an thần chữa mất ngủ rất tốt. Hoa của cây còn dùng để chữa ngộ độc, đau nhức xương khớp, mụn nhọt,…
Có nên trồng cây hoa dẻ trước nhà?
Vị trí trồng cây: Không nên trồng cây trước cửa ra vào. Bạn nên trồng ở ngay trước căn nhà, chếch nhẹ sang hướng bên trái hoặc bên phải so với cửa ra vào. Lý do bởi vì cửa nhà là nơi đón nhận nhiều nguồn năng lượng và luồng khí tốt. Do đó khi trồng cây cây hoa dẻ ngay trước cửa sẽ ngăn chặn, ứ đọng nguồn năng lượng này, điều này sẽ không tốt cho gia chủ.
Thường xuyên cắt tỉa cây: Để cây hoa dẻ mọc um tùm vừa không đảm bảo tính thẩm mỹ, lại là khu vực nhiều muỗi vây quanh. Điều này khiến cho không gian sống xung quanh trở nên bí bách, chật chội, ngăn cản những luồng khí tốt đi vào nhà.
Tránh để cây hoa dẻ bị chết: Cây được trồng trước cửa nhà hay cổng nhà không được để xảy ra tình trạng bị chết, khô héo. Bởi vì theo phong thủy, việc này sẽ khiến gia chủ gặp phải nhiều buồn đau hoặc sống cô đơn.
Lưu ý khi trồng cây dẻ theo Phong thủy
1. Dựa theo thiết kế căn nhà
– Vì thuộc tính to lớn và ưa sáng nên cây sẽ thích hợp để trồng trong sân vườn hoặc trước nhà, vì nếu để trong nhà cây sẽ không phát triển và dễ chết điều đó không tốt cho phong thủy ngôi nhà.
– Nếu trồng trước nhà nên để cây ở phía bên phải hoặc bên trái hiên nhà vừa làm đẹp không gian sống và còn tốt về mặt phong thủy, tuyệt đối không để cây giữa nhà hoặc chắn trước cửa nhà vì như thế sẽ cản luôn các luồng khí tốt đi vào nhà.
– Khi trồng cây nên cắt tỉa cây thường xuyên, tránh việc cây phát triển quá xum xuê che mất đi ánh sáng làm cho ngôi nhà thiếu dương khí, không tốt về mặt sức khỏe cũng như phong thủy. Việc cắt tỉa cũng giúp cây đẹp hơn, không bị đổ khi có mưa bão.
2. Dựa theo mệnh, tuổi của gia chủ
Theo phong thủy vì cây hoa dẻ chủ yếu là màu xanh nên cây sẽ đặt biệt phù hợp với những người mang mệnh Mộc. Ngoài ra vì Mộc sẽ sinh Hỏa nên người thuộc mệnh Hỏa cũng phù hợp để trồng cây này
– Các năm sinh thuộc mệnh Mộc: 1958, 1959, 1972 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002…
– Các năm sinh thuộc mệnh Hỏa: 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên Trần Văn Toàn đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ, cũng như các lợi ích của cây đối với đời sống của mình đúng không nào. Nếu có thể đừng ngần ngại trồng một cây cho ngôi nhà của mình nhé.