Bạn đã nghe nhiều tới việc phải đặt cọc để nhận chỗ hay đặt cọc để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng chứ? Đối với những sản phẩm bất động sản hay nhiều loại hình kinh doanh khác, đặt cọc luôn được xem là vấn đề quan trọng. Vậy đặt cọc là gì và những điều cần phải lưu ý với đôi bên người mua và người bán là gì? Cùng Trần Văn Toàn BDS tìm hiểu để nắm rõ hơn dưới đây nhé.
Đặt cọc là gì?
Đặt cọc là một trong những vấn đề khá quan trọng mà rất nhiều người phải chú ý kẻo sẽ gây ra những bất lợi cho mình. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu trước xem đặt cọc là gì dưới đây.
Khái niệm về đặt cọc
Đặt cọc được quy định rõ ràng tại điều 328 của bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Qua quy định đó có thể hiểu được “đặt cọc” chính là việc được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo giao kết để thực hiện hợp đồng. Nếu như 1 trong 2 bên không thực hiện đúng theo hợp đồng sẽ phải chịu mất số tiền đặt cọc hoặc số tiền như 2 bên đã thỏa thuận.
Xem thêm: chứng chỉ hành nghề môi giới bds
Đặt cọc được thực hiện như thế nào?
Thường việc đặt cọc sẽ tương đương giá trị từ 10 – 30% của tổng tài sản. Tuy nhiên việc đặt cọc diễn ra phải tuân thủ đúng để tránh những bất lợi sau này.
- Đặt cọc phải được ghi rõ ràng các điều khoản trên văn bản giấy tờ.
- Cả 2 bên cùng tham gia ký kết
- Các điều khoản phải được ghi rõ như: Số tiền đặt cọc, trách nhiệm, cam kết trong hợp đồng, nếu phá hợp đồng số tiền đặt cọc sẽ như thế nào?… Cần đảm bảo rõ để 2 bên có trách nhiệm thực hiện chuẩn chỉ.
- Có người chứng kiến việc ký kết hợp đồng đặt cọc nếu giá trị lớn.
Tài sản đặt cọc là gì?
Thường tài sản đặt cọc sẽ là tiền mặt hoặc là những tài sản có giá trị. Nhìn chung thì đặt cọc chỉ mang tính chất “giữ chỗ” nên những tài sản có giá trị đều có thể đem ra để đặt cọc. Phổ biến hơn cả với hình thức đặt cọc sẽ là tiền mặt.
Quyền và nghĩa vụ của người đặt cọc là gì?
Đặt cọc đối với cả 2 bên đểu có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của Pháp Luật. Vì thế cần phải nắm rõ để tránh những phát sinh có thể gây bất lợi cho đôi bên.
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
Bên đặt cọc có quyền và nghĩa vụ được quy định rõ tại điều 30, 31 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Nghĩa vụ của bên đặt cọc, bên ký cược
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.”
Ngoài nghĩa vụ của bên đặt cọc, người thực hiện đặt cọc sẽ được hưởng quyền như sau:
“Điều 31. Quyền của bên đặt cọc, bên ký cược
Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.”
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
Cũng theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP tại điều 32, 33, quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc sẽ cần tuân thủ theo quy định như sau:
“Điều 32. Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.
Ngoài nghĩa vụ, bên nhận đặt cọc cũng được hưởng quyền như sau:
Điều 33. Quyền của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận ký cược có quyền sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Lời kết
Việc đặt cọc rất quan trọng nên cần phải chú ý để thực hiện cho chuẩn chỉ nhất. Vì thế đối với các bên khi đã hiểu được đặt cọc là gì thì cần chấp hành đúng để tránh những rắc rối sau này. Ở mỗi dự án bất động sản của Trần Văn Toàn BDS, chúng tôi đều sẽ có khâu đặt cọc rõ ràng, minh bạch cho khách hàng yên tâm.